Trong các sản phẩm mùi hương, nến thơm luôn chiếm giữ một vị trí đặc biệt, được ưa chuộng bởi đại đa số người sử dụng. Kiểu dáng thanh lịch, cách sử dụng đơn giản chính là những ưu điểm nổi bật của chiếc nến thơm. Quan trọng hơn cả chính là hương thơm được pha trộn tỉ mỉ, chỉ cần đốt lên là mùi thơm ngập tràn không gian
Mặc dù cách sử dụng đơn giản là vậy, vẫn có những nguyên tắc cơ bản cần lưu ý trong quá trình sử dụng nến thơm. Trong số đó, quan trọng nhất chính là tìm hiểu về hiện tượng lõm bề mặt nến.
1. Hiện tượng lõm bề mặt nến là gì?
Hiện tượng “lõm nến” hay tên gọi khác là bị “thụt tim nến” hoặc “nến bị đào hầm”.
Lõm bề mặt nến là hiện tượng khoảng sáp xung quanh bấc nến xuất hiện một hố sâu. Hiện tượng này hình thành khi bề mặt sáp nến không được chảy đều ở lần đốt trước đó.
Lõm bề mặt nến sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng khuếch tán mùi hương của nến thơm. Cùng với đó, bấc nến bị thụt sâu cũng gây nên những khó khăn trong quá đốt nến. Thậm chí, những lần đốt tiếp theo sáp xung quanh có thể sập xuống và gây tắt nến.
2. Tại sao nến bị “lõm” khi đốt?
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng nến bị lõm. Có phải do chất lượng sáp nến hay còn lý do nào khác?
Trên thực tế, hiện tượng “lõm nến” có thể xảy ra ở bất kỳ cây nến nào, kể cả ở những dòng nến cao cấp, đắt tiền. Có hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này:
2.1 Đốt nến không đúng cách
Nguyên nhân chính gây lõm nến là do thời gian đốt nến không đủ lâu. Dẫn đến bề mặt sáp bị nóng chảy không đều (chỉ nóng chảy ở trung tâm, rìa vẫn còn cứng). Từ đó sáp ở phần trung tâm bị vơi và lõm xuống, trong khi sáp xung quanh vẫn rất cao.
Thời gian đốt nến được khuyến khích nên khoảng 2 giờ cho mỗi lần đốt, tùy vào kích thước cây nến của bạn. Điều bạn cần chú ý ở đây là đảm bảo cho phần sáp trên bề mặt được tan chảy hết.
2.2 Bấc nến bị đặt lệch
Ở lần đốt đầu tiên bạn nên cắt bấc nến còn khoảng 0,5cm trước khi đốt. Vì khi bấc nến quá dài thì lửa nến sẽ bị to và khi ấy bề mặt nến sẽ không được cháy đều cũng tạo ra lõm bề mặt nến.
Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm gặp, bấc nến bị đặt lệch không nằm giữa cốc nến. Từ đó bề mặt nến không được cháy đều, phần sáp nến ở xa ngọn lửa không được tan chảy.
2.3 Diện tích đốt nến bị thiếu oxi
Một lý do khác làm giảm tổng thời gian đốt nến khi nến bị lõm nữa là lượng oxy cung cấp cho ngọn lửa không đủ.
Thử tưởng tượng khi vết lõm trên cây nến của bạn ngày càng sâu và phần sáp dày bên ngoài bao kín ngọn lửa. Lúc này, khí oxy sẽ không có đường để tiếp xúc với ngọn lửa. Khi oxy không đủ thì ngọn lửa sẽ cháy yếu dần và tắt hẳn.
3. 5 cách khắc phục khi nến thơm bị lõm bề mặt
Có thể nói, lõm bề mặt nến là không thể tránh khỏi trong quá trình sử dụng nến thơm. Tuy nhiên cách khắc phục hiện tượng này cũng rất đơn giản, không mất nhiều thời gian, công sức.
Cách 1: Dùng lò vi sóng
Cách này chỉ dành cho hũ nến bằng gốm và thủy tinh, không dành cho hũ làm từ kim loại. Bạn cho hũ nến vào lò vi sóng và quay khoảng 2 phút để làm tan chảy đều bề mặt nến. Sau đó cũng đổ bỏ phần sáp lỏng để bề mặt trở nên bằng phẳng và thấp hơn bấc nến.
Cách 2: Dùng đèn đốt nến
Để hũ nến dưới đèn đốt nến trong khoản 30 phút. Nhiệt độ từ đèn sẽ làm lớp nến trên bề mặt tan chảy đều ra. Đổ bỏ phần sáp lỏng đến khi bề mặt trở nên bằng phẳng và thấp hơn bấc nến.
Cách 3: Sử dụng máy sấy tóc
Sử dụng máy sấy tóc để sấy xung quanh viền hũ nến cho đến khi bề mặt sáp lỏng dần. Đổ bỏ phần sáp dư thừa để mặt sáp phẳng và thấp hơn tim nến (bấc nến).
Lưu ý phải thật khéo léo để tránh luồng khí từ máy sấy làm bắn sáp nến ra xung quanh.
Cách 4: Cạo bỏ lớp sáp nến thừa
Một cách đơn giản khắc phục tình trạng nến bị lõm là dùng thìa cạo bỏ phần sáp cao hơn. Lưu ý không cạo quá sâu, đảm bảo tim nến chỉ cao hơn mặt sáp từ 0.4-0.6cm. Tuy nhiên, cách làm này cũng đòi hỏi bạn phải có một sự khéo tay nhất định đấy nhé
Cách 5: Sử dụng giấy bạc
Lấy giấy bạc bọc lên trên cốc nến, khoét một lỗ nhỏ vừa đủ ở giữa lá nhôm, sau đó châm lửa bấc và để nến cháy trong vài giờ cho đến khi bề mặt trên của sáp chảy hoàn toàn và nhẵn bóng
4. Cách sử dụng nến thơm hiệu quả
Lần đốt nến thơm đầu tiên rất quan trọng, bạn nên để nến cháy trong khoảng 1h – 2h để toàn bộ sáp tan chảy toàn bộ bề mặt, tránh bị lõm nến. Về nguyên tắc tim nến luôn phải cao hơn bề mặt sáp lý tưởng ~0.5cm để đảm bảo ngọn lửa vừa tầm không quá lớn và bề mặt sáp được tan chảy đều.
Có một số mẹo đơn giản khi đốt nến giúp hạn chế hiện tượng lõm bề mặt nến. Đồng thời, những mẹo này cũng giúp cho hương thơm lan tỏa tốt hơn, kéo dài tuổi thọ nến:
- Giữ độ dài bấc nến trong khoảng lý tưởng
Trước khi đốt nến, bạn nên cắt bấc, đảm bảo cho bấc cao hơn bề mặt 0.5cm. Nếu bấc quá dài có thể khiến nến thơm cháy không đều, lửa bập bùng hoặc có khói đen. Đặc biệt rất dễ làm cho bề mặt nến bị lõm.
- Chú ý đốt đúng cách trong lần đốt nến đầu tiên
Nếu đốt quá ít, sẽ chỉ có khu vực gần tim nến bị nóng chảy, còn lại vẫn khô cứng. Sau vài lần như vậy, sáp gần tim nến sẽ bị lõm xuống. Trong khi phần sáp ở thành nến lại quá cao ảnh hưởng đến chất lượng và độ tỏa hương.
Vì vậy trong lần đốt đầu tiên, hãy cho nến cháy ít nhất 2h. Để toàn bộ sáp trên bề mặt tan chảy đều, tránh bị lõm nến.
- Đặt nến ở nơi bằng phẳng
Nếu bề mặt đặt nến không bằng phẳng, sáp có thể bị nghiêng về 1 phía, nóng chảy không đều. Hãy đặt nến trên một bề mặt phẳng và có khả năng chịu nhiệt tốt để sáp nóng chảy đều. Có thể sử dụng khay sứ, gốm hoặc kim loại cách nhiệt, vừa đủ ổn định để đặt nến vừa để trang trí căn phòng thêm chill.
Nến thơm ngoài yếu tố: mùi hương, thành phần bạn cũng nên chú ý phần bấc nến. Nên tìm mua nến thơm ở những shop uy tín đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hy vọng qua bài viết trên, QTGreen đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để sử dụng nến thơm an toàn và hiệu quả nhất. Đừng quên tham khảo các ly nến của QTGreen tại đây.
Nếu có bất cứ băn khoăn nào trong việc sử dụng hoặc lựa chọn mùi hương thì đừng ngại, hãy liên hệ với QTGreen bạn nhé!
Website: https://qtgreen.com
Hotline / Zalo Chat (24/24): 0896591288